1. Gừng hồng ngâm giấm là gì, được sử dụng như thế nào?
Gừng hồng còn được gọi là Amazu-Shoga, là một trong nhiều loại rau quả muối chua mang đậm nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Amazu-Shoga được làm từ gừng, có màu hồng, khi ăn có sự hài hòa giữa những vị chua, cay, ngọt, nồng. Thường được dùng để ăn với sushi và một số loại thực phẩm tươi sống khác. Mục đích để lấn át đi mùi tanh, tạo nên một hương vị hài hòa cho món ăn. Đồng thời nó cũng giúp tiêu hóa và tăng cường sức khỏe.
Điểm quan trọng khi làm Gari đó là lựa chọn nguyên liệu là loại gừng non đúng độ tuổi. Và phải có được công thức nấu nước giấm đường để ngâm theo đúng phong cách Nhật Bản.
2. Công dụng sức khỏe của Gừng hồng
Gừng hồng và Wasabi
Gừng ngâm giấm rất tốt cho sức khỏe, với những công dụng sau:
- Giảm các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng nôn mửa. Giúp tiêu hóa tốt, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Giúp chống viêm nhiễm hệ tiêu hóa do ăn phải những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
- Dùng trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể giúp giảm các triệu chứng thai nghén khó chịu.
- Giảm cholesterol, giảm mỡ, giảm cân
- Giảm sự hình thành của các tế bào ung thư, giảm thiểu tác hại của các biện pháp hóa trị với bệnh nhân ung thư. Giúp giảm đau và điều trị các chứng thấp khớp và viêm khớp mãn tính
- Chất gingerols được biết như là nhân tố chính ngăn ngừa ung thư ruột kết.
- Theo nghiên cứu của trường đại học Y dược Maryland, thành phần trong gừng còn giúp giảm tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa đột quỵ
- Ăn gừng ngâm giấm còn có tác dụng lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
3. Màu hồng của Gari từ đâu mà có?
Củ gừng hồng Nhật Bản
Màu sắc của các sản phẩm trên thị trường có cường độ màu đậm nhạt khác nhau tùy vào mong muốn của người đầu bếp. Nhưng về cơ bản thì màu hồng nhạt của sản phẩm Gari là màu tự nhiên có sẵn trong củ gừng lúc còn non. Màu này sẽ được tăng cường và lan rộng ra trong quá trình ngâm với nước giấm. Ngoài ra, người ta có thể nhuộm màu bằng các màu sắc tự nhiên từ các loại rau củ quả, trong đó được sử dụng phổ biến nhất là: lá tía tô, củ cải đỏ, củ cải đường…